“Chiếc xô cảm xúc” của người Việt đang dần cạn?

Khi sự kiện Nick Vujicic còn đang là tâm điểm chú ý của truyền thông, một đồng nghiệp là chuyên gia người Mỹ trong công ty tôi nhận xét: “Người Việt các anh giàu cảm xúc thật đấy! Ở nước tôi có thể cũng có nhiều người hâm mộ Nick, nhưng không thành một làn sóng cuồng nhiệt như vậy!”. Một người khác ngay lập tức phản bác: “Tôi lại cho rằng đó là dấu hiệu của sự khô cạn về cảm xúc, về động lực sống. Giống như một mảnh đất khô cằn háo hức một cơn mưa rào vậy!”.



Chân dung cảm xúc của người Việt

Năm 2012, hãng khảo sát quốc tế Gallup đưa ra một kết quả đáng giật mình: Việt Nam là quốc gia đứng thứ 13 trong số các quốc gia ít cảm xúc nhất. Tìm kiếm cụm từ “Người Việt vô cảm” trên Google, có đến hơn 2 triệu kết quả, hầu hết đều cho rằng vô cảm hiện là “căn bệnh trầm kha” nhất của người Việt. Chuyện đám đông thản nhiên đứng nhìn khi thấy một vụ đánh nhau giữa phố, chuyện giới trẻ thờ ơ trước những vấn đề của đất nước… thường xuyên được đem ra như những minh họa rõ nét nhất cho chân dung “vô cảm” này.

Nhưng đồng thời lại có một chân dung khác – một chân dung người Việt rất dễ sục sôi cảm xúc mà “công tắc” bật những cảm xúc ấy lên cũng đủ màu đủ vẻ: một thần tượng xứ Hàn ghé chơi cũng đủ làm giới trẻ khóc ngất, một phát ngôn của cô người mẫu nọ cũng đủ làm cộng đồng mạng sục sôi mấy ngày liền, một chương trình truyền hình thực tế cũng khiến cho nhà nhà phải râm ran… Nhìn vào những hiện tượng đó, khó có thể tin rằng người Việt vô cảm!

“Chiếc xô cảm xúc” đang cạn hay đang ứ tràn?

Một nhà nghiên cứu xã hội học cho biết, theo nhận định của riêng ông, “thờ ơ” hay “bốc đồng” thực ra là biểu hiện nhất thời của sự chênh vênh về niềm tin và thang giá trị xã hội hơn là tính cách của người Việt; bởi Việt Nam vẫn thường được xem là một dân tộc có tính cách thân thiện và ấm áp. “Những cảnh báo về sự vô cảm là rất cần thiết, nhưng nếu cho đó là cái cố hữu và không thể hoặc khó có thể thay đổi được thì không nên!” – ông kết luận.
“Nên bắt đầu giáo dục cảm xúc cho tuổi trẻ từ sớm!”. Đó là ý kiến của bà Trúc An – giáo viên phụ trách các lớp về Thông minh cảm xúc dành cho trẻ em tại Trường Ngoại khóa TOMATO (www.tomato.edu.vn). “Tiếp xúc với trẻ em ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, tôi nhận thấy rằng hầu hết các em đều có khả năng tự chủ rất tốt. Bởi ngay từ khi còn rất bé, các em đã được học các bài học để làm chủ cảm xúc và hành vi ở các tình huống khác nhau. Còn ở Việt Nam, sự thông minh thể hiện dưới dạng thành tích học tập vẫn được coi trọng hơn là “thông minh về cảm xúc”. Thành ra không khó hiểu khi thấy giới trẻ có những biểu hiện như vậy. Và cũng không nên chê trách việc các em thần tượng một ai đó, bởi yêu mến cuồng nhiệt một ai đó âu cũng là một biểu hiện bình thường của tuổi trẻ. Nếu muốn các em có sự thể hiện chừng mực và phù hợp thì đừng nên “ném đá” các em mà hãy bắt đầu từ cách giáo dục của chúng ta”.
“Đôi khi, tôi cảm thấy hoang mang khi mở báo ra là lại thấy những ý kiến chỉ trích thế hệ trẻ bây giờ hời hợt, vô tâm, nổi loạn… Đôi khi tôi tự hỏi, đó thật là chân dung của thế hệ tôi ư, hay chỉ là một mảng tối được phóng đại quá mức? Tôi thấy quanh tôi có rất nhiều người bạn rất trẻ và rất trưởng thành, cả về tài năng và tính cách. Nhưng rất hiếm khi họ xuất hiện trên báo. Có lẽ bài viết về những chân dung như thế không giúp tăng lượt view cho báo bằng những bài chỉ trích chăng?” Đó là những dòng tâm sự rất thẳng thắn của N. Trần – một nhiếp ảnh gia trẻ có khá nhiều bài viết được các bạn trẻ chuyền tay nhau trên mạng. N. cho biết anh đang có ý tưởng xây dựng một website chỉ chuyên đưa tin về những tấm gương, những điều tốt đẹp đang diễn ra trong đời thực. “Chúng ta nói quá nhiều về những thứ tệ hại, mà rất ít khi bàn xem nên làm gì để nhân rộng những điều tốt!” – N. cho biết lý do khiến anh có ý tưởng này.

Còn anh bạn đồng nghiệp người Mỹ của tôi thì đưa ra kết luận (sau một hồi lắng nghe các ý kiến tranh cãi đủ các chiều hướng): “Theo tôi, chiếc xô cảm xúc của các bạn cũng giống như một cái ly có nước ở lưng chừng. Người lạc quan thì bảo nó vẫn đầy một nửa, người lo lắng thì bảo nó cạn mất một nửa. Vấn đề là cần làm gì để ngăn nó đừng cạn nốt hoặc đừng ứ tràn, còn mọi tranh cãi chỉ là khác biệt về góc nhìn thôi mà!”.

Xem ra, ngay cả trong chuyện tranh cãi, “người Tây” vẫn có vẻ “thông minh về cảm xúc” hơn chúng ta!

Một số chương trình ngoại khóa cho trẻ em từ 4-11 tuổi của Trường TOMATO: